Đối với các thiết bị lưu trữ hiện nay thì tốc độ đọc ghi luôn được đề cao và được nhà sản xuất khuyến khích nên sử dụng tốc độ đọc ghi nhanh. Vậy tốc độ đọc ghi là gì? Ảnh hưởng gì đến chất lượng ổ cứng? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Khi mua các thiết bị lưu trữ đặc biệt là ổ cứng, bạn sẽ thường được thấy người bán tư vấn và đề cập đến một cặp số trong thiết bị này. Con số này được biết là tốc độ đọc và ghi, đây cũng chính là thước đo so sánh về tốc độ đọc và ghi dữ liệu có thể của một ổ cứng.
Cụ thể hơn, thông số tốc độ đọc giúp bạn có thể xác định xem mất bao lâu để mở một dữ liệu bất kỳ nào đó từ thiết thiết bị lưu trữ. Mặt khác, tốc độ ghi cho phép bạn biết được phải mất bao lâu để lưu một lượng dữ liệu bất kỳ vào thiết bị lưu trữ này.
Những con số này đặc biệt nổi bật hơn khi ổ cứng SSD trở thành phương thức lưu trữ máy tính phổ biến nhất hiện nay, thay thế cho các ổ cứng truyền thống. Thông thường, một HDD tiêu chuẩn có thể đạt tốc độ đọc và ghi trong khoảng 80 - 160 MB/s. Trong khi các SSD thường bắt đầu ở tốc độ 320MB/s và lên đến hàng nghìn MBps ở các mẫu cao cấp. Đó cũng chính là lý do tại sao các thiết bị trang bị SSD thường cho thời gian khởi động và chạy ứng dụng cũng như hiệu suất tổng thể nhanh hơn đáng kể so với khi được trang bị ổ lưu trữ dạng HDD.
>> Tham khảo thêm: Cách kiểm tra dung lượng ổ cứng
Hiểu đơn giản thì tốc độ đọc và ghi được xem như là thước đo hiệu suất hoạt động của thiết bị lưu trữ. Tốc độ đọc và ghi luôn được đi đôi với nhau như chúng ta thường thấy nhưng thật ra, chúng sẽ đảm nhận những quá trình xử lý dữ liệu khác nhau trên máy tính.
Khi thực hiện mở một ứng dụng hay thư mục nào đó trên máy tính thì tốc độ đọc chính là người đảm nhiệm mất bao nhiêu thời gian để mở ra. Chẳng hạn, trong quá trình mở 1 file có dung lượng lớn vài GB thì 1 ổ SSD có tốc độ đọc nhanh hơn có thể khởi chạy nó nhanh hơn. SSD cũng giúp cải thiện thời gian khởi động của máy tính, bởi nó sẽ mất ít thời gian hơn để đọc các file lớn cần thiết trong quá trình tải hệ điều hành.
Tốc độ ghi là ngược lại - phải mất bao lâu để lưu (viết) cái gì đó cho thiết bị hay nó thể hiện tốc độ ghi 1 file vào đĩa. Bạn sẽ quen gặp phải những trường hợp “tốc độ ghi” khi cố gắng sao chép file từ vị trí này sang vị trí khác. Nếu những tệp này lớn, bạn sẽ thấy bộ đếm thời gian cho biết quá trình chuyển dữ liệu sẽ mất bao lâu. Tốc độ đọc càng nhanh, thời gian chuyển tệp càng ngắn. Tốc độ ghi càng nhanh, thời gian sao chép càng ngắn.
Vậy tộc độ đọc ghi có ảnh hưởng gì đến ổ cứng không? Chắc chắn là có và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng thiết bị của người dùng. Nếu như bạn muốn có một thiết bị mạnh mẽ để xử lý những vấn đề khó nhằn trên máy tính thì tốc độ đọc và ghi càng lớn sẽ đáp ứng được nhu cầu này của bạn và ngược lại.
Hiện nay, có 2 loại thiết bị lưu trữ ổ cứng khác nhau là SSD và HDD. Hai thiết bị này cũng sẽ có tốc độ đọc ghi trung bình khác nhau.
Nếu bạn đang sử dụng các ổ cứng HDD truyền thống, bất kỳ SSD nào cũng sẽ là nâng cấp lớn đối với hệ thống của bạn. Tuy nhiên, nếu đang cố gắng chọn SSD phù hợp để nâng cấp cho laptop của bạn hoặc lắp đặt một chiếc PC mới, tốt nhất là bạn nên chọn một SSD có tốc độ đọc và ghi tuần tự rơi vào mức 500MB/s trở lên. Đây là mức độ phù hợp cho hầu hết mọi công việc mà bạn cần.
Thế nhưng nếu như bạn cần xử lý những công việc phức tạp hơn với máy tính của mình, iRecovery khuyên bạn sử dụng những ổ cứng SSD có tốc độ rơi vào khoảng 2.000 – 3.000MB/s. Lưu ý, để sử dụng những ổ SSD này, hệ thống của bạn cũng cần phải hỗ trợ công nghệ SSD NVMe.
Ngoài ra, trước khi mua một thiết bị lưu trữ nào, bạn cũng nên tìm hiểu cũng như kiểm tra kỹ càng xem chúng có tương thích cũng như phù hợp với nhu cầu, mức giá mà bạn cần. Đừng quá chú trọng vào tốc độ đọc và ghi vì sẽ còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp lên thiết bị của bạn.
Kết luận
Trên đây, iRecovery đã giải đáp thắc mắc của bạn về tốc độ đọc ghi là gì của thiết bị lưu trữ. Nếu có bất kì sự cố liên quan đến cứu dữ liệu ổ cứng, hãy liên hệ với dịch vụ trung tâm cứu hộ dữ liệu iRecovery ngay nhé. Hy vọng bài viết đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn và giúp bạn tìm được một thiết bị lưu trữ phù hợp cho mình.