Trong bài viết này hôm nay, iRecovery sẽ giải đáp cho bạn về Raid là gì? Cách phục hồi dữ liệu thiết bị NAS có RAID để bạn có thể hiểu hơn về chúng cũng như có những biện pháp tránh việc mất dữ liệu xyar ra trên thiết bị của mình.
Với thời đại ngày một phát triển, việc gia tăng một khối lượng lớn dữ liệu cần lưu trữ là điều khó tránh khỏi. Đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của các thông tin dữ liệu cần lưu trữ, RAID ra đời để giải quyết nhu cầu cho người dùng. Đây cũng là một phát minh vĩ đại của lĩnh vực lưu trữ nhằm tối ưu hóa khối lượng dữ liệu đồ sộ của người dùng.
Ban đầu, RAID - Redundant Array of Independent Disks được sử dụng như một giải pháp phòng hộ vì nó cho phép ghi dữ liệu lên nhiều ổ cứng cùng một lúc. Về sau này, RAID đã cải tiến giúp đảm bảo an toàn dữ liệu mà còn giúp người dùng gia tăng đáng kệ tốc độ truy xuất dữ liệu từ ổ cứng.
RAID chỉ nên hoạt động và làm việc với các loai ổ cứng có dung lượng lưu trữ tương tự nhau và khi sử dụng RAID sẽ tốn số lượng ổ cứng nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên việc này sẽ giúp cho dữ liệu của người dùng được đảm bảo an toàn hơn, tránh những rủi ro về mất dữ liệu có thể xảy ra.
>> Xem thêm: Ổ cứng NAS Synology
Đây là dạng RAID đang được nhiều người thích sử dụng bởi khả năng nâng cao hiệu suất trao đổi dữ liệu của ổ cứng. Cấu hình này chỉ cần tối thiểu hai ổ cứng, chúng cho phép người dùng máy tính ghi dữ liệu theo một phương thức đặc biệt được gọi là Striping.
Ví dụ: Nếu như bạn có 1 đoạn dữ liệu từ 1 đến 8 thì các dữ liệu được đánh số lẻ sẽ được lưu trữ trên ổ cứng đầu tiên và những dữ liệu mang số chẵn sẽ được lưu trữ tại ổ cứng thứ 2. Việc này sẽ cho phép người dùng có thể giảm đi một nửa thời gian làm việc và đồng thời nếu như gia tăng số lượng ổ cứng thì tốc độ cũng sẽ được tăng theo.
Tuy nhiên cách thức hoạt động này mang lại nhiều rủi ro rất lớn về mất dữ liệu. Nguyên nhân chính là nằm ở việc cách ghi thông tin xé lẻ dữ liệu và dữ liệu không hoàn toàn ở một đĩa cứng nào và mỗi khi cần truy xuất thông tin, máy tính sẽ phải tổng hợp từ các đĩa cứng. Nếu một đĩa cứng gặp trục trặc thì dữ liệu đó coi như không thể được được và mất dữ liệu.
Nhưng với công nghệ hiện nay, việc khôi phục dữ liệu vẫn có thể thực hiện được và với công nghệ hiện nay thì phần cứng rất bền nên trường hợp mất dữ liệu xảy ra cũng không nhiều.
Cấu hình này sẽ hợp với người dùng cần truy cập nhanh khối lượng dữ lớn. Chẳng hạn như những Game thủ hoặc người dùng làm việc với đồ họa, video số.
Đây là một dạng cấu hình cơ bản nhất có khả năng đảm bảo an toàn dữ liệu rất cao. Cũng giống như RAID 0, cấu hình RAID 1 này cũng đòi hỏi cần có tối thiểu 2 ổ cứng để hoạt động. Cách thức lưu trữ là dữ liệu sẽ được ghi vào hai ổ cứng giống hệt nhau gọi là Mirroring.
Thế nên nếu như có một ổ cứng bị hư hỏng, ổ cứng còn lại vẫn sẽ hoạt động bình thường mà không bị cản trở. Ngoài ra, dữ liệu cũng sẽ không bị mất đi, và bạn có thể thay thế ổ cứng bị hỏng ấy một cách dễ dàng mà không gây ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.
Như đã nói đến ở trên, vấn đề về hiệu năng không phải là yếu tô shangf đầu mà RAID 1 hướng đến nên không có gì đáng bất ngờ khi người dùng cần tốc độ hoạt động không lựa chọn cấu hình này.
Tuy nhiên đối với những nhà quản trị mạng hoặc những ai phải quản lý nhiều thông tin quan trọng thì hệ thống RAID 1 là thứ không thể thiếu. Dung lượng cuối cùng của hệ thống RAID 1 bằng dung lượng của ổ đơn (hai ổ 80GB chạy RAID 1 sẽ cho hệ thống nhìn thấy duy nhất một ổ RAID 80GB).
Đúng như tên gọi của nó, cấu hình này đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dùng là một hệ thống lưu trữ nhan nhẹn như RAID 0 và an toàn dữ liệu như RAID 1. Nó tổng hợp những ưu điểm mà cả 2 cấu hình trên có được để tạo ra một RAI 0+1 mạnh mẽ cho người dùng.
Tuy nhiên, nhược điểm mà chúng mang lại là chi phí khá cao khi lắp đặt hệ thống này. Bạn cần đồng thời đến 4 ổ cứng với 2 ổ hoạt động theo Striping tăng tốc và 2 ổ hoạt động theo Mirroring sao lưu.
Để đảm bảo hoạt động được thì 4 ổ cứng này phải giống hệt nhau và khi đưa vào hệ thống RAID 0+1, dung lượng cuối cùng sẽ bằng ½ tổng dung lượng 4 ổ, ví dụ bạn chạy 4 ổ 80GB thì lượng dữ liệu “thấy được” là (4*80)/2 = 160GB.
Đây có lẽ là dạng RAID mạnh mẽ nhất cho người dùng văn phòng và gia đình với 3 hoặc 5 đĩa cứng riêng biệt. Dữ liệu và bản sao lưu được chia lên tất cả các ổ cứng và nguyên tắc hoạt động này khá rối rắm.
Chúng ta quay trở lại ví dụ về 8 đoạn dữ liệu (1-8) và giờ đây là 3 ổ đĩa cứng:
Như vậy RAID 5 vừa đảm bảo tốc độ có cải thiện, vừa giữ được tính an toàn cao. Dung lượng đĩa cứng cuối cùng bằng tổng dung lượng đĩa sử dụng trừ đi một ổ. Tức là nếu bạn dùng 3 ổ 80GB thì dung lượng cuối cùng sẽ là 160GB.
Cũng giống như nhiều thiết bị lưu trữ khác, việc khôi phục dữ liệu sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân xảy ra sự cố thì sẽ có những phương án xử lý khác nhau.
>> Xem thêm: Phục hồi dữ liệu ổ cứng NAS Synology
Tuy nhiên, khi bạn gặp vấn đề về mất dữ liệu và không biết cách phục hồi dữ liệu thì đừng quá lo lắng hãy liên hệ ngay cho iRecovery qua Hotline: 0965 300 130 để được hỗ trợ và tư vấn tận tình. Hy vọng nội dung bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về RAID cũng như lựa chọn cho mình được một cấu hình phù hợp.