Phone: 0965 300 130 (Hotline) 0969 631 037 (Mr. Khương)
iRecovery - Trung tâm Khôi phục Dữ liệu

[Bạn có biết?] Các thuật toán mã hóa dữ liệu

Bạn đã từng nghe qua thuật toán mã hóa dữ liệu vậy và thắc mắc tầm quan trọng của nó như thế nào cũng như các thuật toán mã hóa dữ liệu. hãy cùng iRecovery tìm hiểu những thông tin này qua nội dung bài viết dưới đây.

Bạn đã từng nghe qua thuật toán mã hóa dữ liệu vậy và thắc mắc tầm quan trọng của nó như thế nào cũng như các thuật toán mã hóa dữ liệu. Hãy cùng iRecovery tìm hiểu những thông tin này qua nội dung bài viết dưới đây.

Mã hóa dữ liệu là gì?

Mã hóa dữ liệu là thao tác làm cho dữ liệu không thể đọc được đối với người dùng hoặc máy tính khác mà không được cho phép quyền truy cập dữ liệu. 

Các dữ liệu mã hóa được tạo bằng chương trình mã hóa được thiết lập sẵn trên thiết bị hoặc kháo mật mã đơn giản và xuất hiện dưới dạng rác cho đến khi được giải mã. Và để có thể đọc được dữ liệu đó bạn phải được người chủ cho quyền truy cập đó chính là mật khẩu mới có thể giải mã và đọc được thông tin dữ liệu bên trong.

>> Xem thêm: Mã hóa ổ cứng MacBook

Mã hóa dữ liệu có giống với mã hóa thông tin?

Bản chất của quá trình mã hóa thông tin dữ liệu là chuyển đổi dữ liệu từ dạng này sang dạng khác bằng thuật toán nào đó, chỉ có người có quyền truy cập vào khóa giải mã hoặc có mật khẩu mới có thể đọc được dữ liệu này. Dữ liệu được mã hóa thường gọi là ciphertext (bản mã), không được mã hóa thì gọi là plaintext (bản thường).

Chính vì thế, mã hóa dữ liệu và mã hóa thông tin là hoàn toàn khác nhau. Hiện tại, mã hóa dữ liệu được xem là phương án bảo mật dữ liệu phổ biến và hiệu quả nhất được nhiều người dùng tin tưởng sử dụng. 

Bạn cần biết rằng, việc mã hóa dữ liệu sẽ không giúp bạn tránh được việc đánh cắp dữ liệu. Tuy nhiên, nó sẽ ngăn chặn được việc người khác truy cập và đọc thông tin dữ liệu đó.

Các thuật toán mã hóa dữ liệu phổ biến nhất

RSA 

RSA (được đặt tên theo người sáng tạo của nó là Ron Rivest, Adi Shamir và Leonard Adleman) là một trong những thuật toán mã hóa khóa công khai đầu tiên. Nó sử dụng hàm mã hóa bất đối xứng một chiều. T

huật toán RSA được sử dụng rộng rãi trên Internet. Nó là tính năng chính của nhiều giao thức bao gồm SSH, OpenPGP, S/MIME và SSL/TLS. Ngoài ra, trình duyệt sử dụng RSA để thiết lập giao tiếp an toàn qua mạng không an toàn. 

RSA vẫn rất phổ biến do độ dài khóa của nó. Một khóa RSA thường dài 1024 hoặc 2048 bit. Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật tin rằng không mất nhiều thời gian để crack RSA 1024 bit, do đó nhiều tổ chức phải chuyển sang khóa 2048 bit mạnh mẽ hơn.

>> Xem thêm: Có nên bật mã hóa ổ đĩa Filevault

Advanced Encryption Standard (AES) 

AES là thuật toán khóa đối xứng và sử dụng mật mã khối đối xứng. Nó bao gồm ba kích thước chính: 128, 192 hoặc 256 bit. Hơn nữa, có các vòng mã hóa khác nhau cho mỗi kích thước khóa. Một vòng là quá trình chuyển văn bản thô thành văn bản mã hóa. Đối với 128-bit, có 10 vòng (round); 192-bit có 12 vòng, và 256-bit có 14 vòng. 

Data Encryption Standard (DES) 

Data Encryption Standard (chuẩn mã hóa dữ liệu) là tiêu chuẩn mã hóa ban đầu của chính phủ Mỹ. Ban đầu nó được cho là không thể phá vỡ nhưng sự ra tăng về sức mạnh máy tính và giảm chi phí phần cứng đã khiến mã hóa 56-bit lỗi thời. Điều này đặc biệt đúng với dữ liệu nhạy cảm. 

Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ tìm thấy DES trong nhiều sản phẩm vì nó mã hóa ở mức độ thấp dễ thực hiện mà không đòi hỏi một lượng lớn công suất tính toán.

Ứng dụng của mã hóa dữ liệu 

Mã hóa dữ liệu sẽ giúp chủ nhân của những thông tin, dữ liệu tránh được sự tò mò của người khác. Bằng cách này, những kẻ có ý định xem thông tin của bạn sẽ không thể đọc được những dữ liệu của bạn nếu không có mất khẩu giải mã.

Dù không có gì là an toàn tuyệt đối 100% tuy nhiên bạn vẫn sẽ có thêm được một lớp bảo mật hữu hiệu. 

Trên đây là những thông tin mà iRecovery mang lại cho bạn. Hy vọng sẽ hữu ích và giúp bạn có lựa chọn phù hợp cho mình.

icon-messenger
icon-zalo
icon-call