Đã là người dùng máy tính, chắc chắn rằng đã có không ít lần bạn bắt gặp những hoàn cảnh rất khó chịu như máy tính bị đơ liên tục, cứ dùng được khoảng vài phút lại bị treo. Hoặc khó chịu hơn khi máy tính liên tục bị restart không báo trước. Và cuối cùng, là việc màn hình bị xanh (Blue Screen of Death ) và không thể vào được Windows. Hãy xem bài viết sau để tìm hiểu nguyên nhân máy tính bị màn hình xanh nhé!
Lúc này khi máy tính của bạn bị rơi vào trường hợp trên thì nhiều bạn nghĩ rằng sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cài lại hệ điều hành hoặc mang đến những nơi sữa chữa máy tính để tìm đến sự trợ giúp của kỹ thuật viên. Tuy nhiên, hãy bình tĩnh vì bạn hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề này. Có rất nhiều nguyên nhân khiên cho may tính của bạn bị màn hình xanh và hầu hết chúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những dữ liệu và thông tin mà bạn đang lưu trữ.
Xung đột phần cứng, phần mềm
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc máy tính không thể khởi động và đặc biệt là hiện lên màn hình xanh. Tác nhân của xung đột phần cứng có thể do… tất cả các loại linh kiện bên trong và bên ngoài, từ card màn hình, RAM, chuột, bàn phím, máy in, card mạng. Tương tự như xung đột phần cứng, xung đột phần mềm xảy ra khi bạn cài thêm chương trình hoặc ứng dụng mới vào máy tính. Đặc biệt, xung đột phần mềm rất dễ xảy ra đối với các loại trình điều khiển (driver) và các phần mềm diệt virus (nếu máy tính của bạn dùng nhiều hơn 1 chương trình antivirus).
Windows Registry
Như chúng ta đã biết, hệ thống Registry của Windows có cấu trúc vô cùng phức tạp và chỉ một vấn đề nhỏ xảy ra với Registry là có thể dẫn đến sự “khủng hoảng” cho toàn bộ hệ điều hành và máy tính. Để giải quyết những vấn đề liên quan đến Windows Registry, cách tốt nhất là bạn nên sử dụng phần mềm từ hãng thứ 3 như Little Registry Cleaner hay Cleaner.
Phần mềm lỗi
Những phần mềm được lập trình cẩu thả (đặc biệt là phần mềm tinh chỉnh hiệu năng của hệ thống) có thể gây ra những vấn đề khá nghiệm trong với máy tính của bạn và dẫn đến lỗi màn hình xanh. Ví dụ nổi bật nhất là những trình duyệt như Firefox hay Internet Explorer thường bị “crash” khi thực thi những dòng lệnh được viết ra nhưng có lỗi.
Phần cứng lỗi
Một lý do nữa có thể là tác nhân gây ra lỗi màn hình xanh là nằm ở phần cứng của máy tính, đặc biệt là bộ nhớ RAM. Ngoài ra còn phải kể đến lỗi từ ổ cứng. Như chúng ta đã biết, ổ cứng là nơi lưu trữ tất cả các dữ liệu quan trọng, trong đó có cả các tập tin hệ thống của Windows. Rất nhiều trường hợp ổ cứng của người dùng bị lỗi "corrupt" và cho dù có sửa chữa hay cài lại Windows như thế nào đi chăng nữa thì khi khởi động, máy vẫn bị màn hình xanh.
Cuối cùng, nếu như máy tính của bạn hoạt động quá công suất dẫn đến nhiệt độ của các linh kiện phần cứng tăng cao, khả năng Blue Screen of Death xuất hiện cũng sẽ tăng tương ứng.
Những nguyên nhân trên đây được xem như là những trường hợp phổ biến khi màn hình máy tính bị xanh, bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác nhưng lời khuyên cho các bạn là khi gặp phải lỗi này bạn nên tìm đến những trung tâm sửa chữa uy tín để được xác định lỗi cũng như sữa chữa đúng và an toàn cho thiết bị của bạn. Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn.