Phone: 0965 300 130 (Hotline) 0969 631 037 (Mr. Khương)
iRecovery - Trung tâm Khôi phục Dữ liệu

Nên mua ổ cứng ngoài SSD hay HDD

Bạn tìm mua máy tính mới hoặc bạn đang tìm hiểu về ổ cứng để nâng cấp thiết bị lưu trữ cho máy tính của bạn? Và phân vân rằng nên mua ổ cứng gắn ngoài SSD hay HDD cái nào tốt hơn? Để đưa ra được lựa chọn phù hợp với bạn hãy cùng iRecovery tìm hiểu về ổ cứng SSD và HDD.

Bạn tìm mua máy tính mới hoặc bạn đang tìm hiểu về ổ cứng để nâng cấp thiết bị lưu trữ cho máy tính của bạn? Và phân vân rằng nên mua ổ cứng gắn ngoài SSD hay HDD cái nào tốt hơn? Để đưa ra được lựa chọn phù hợp với bạn hãy cùng iRecovery tìm hiểu về ổ cứng SSD và HDD.
 

NÊN MUA Ổ CỨNG NGOÀI SSD HAY HDD CÁI NÀO TỐT HƠN
 

HDD là viết tắt của cụm từ Hard Disk Drive có nghĩa là ổ đĩa cứng. Nó được ra đời năm 1956. Phần lớn máy tính trên thế giới hiện nay đang sử dụng loại ổ đĩa cứng này. Tốc độ phổ biến của ổ cứng HDD là 5400 RPM (vòng/phút) hoặc 7200 RPM. Ổ cứng HDD có 2 loại kích thước 2.5 inch và 3.6 inch dùng cho laptop và destop. Công nghệ lưu trữ dữ liệu của HDD là dùng vật liệu từ. Ưu điểm được coi là lớn nhất của ổ cứng HDD là giá rẻ nhưng có thể chứa được rất nhiều dữ liệu.

SSD là viết tắt của cụm từ Solid State Drive có nghĩa là ổ cứng thể rắn. Có thể ví SSD như một phiên bản cỡ lớn của USB. Nếu ổ cứng HDD sử dụng động cơ quay để đọc dữ liệu trong khi đó SSD sẽ sử dụng các con chip nhớ flash trong vi mạch. Giống như kiểu so sánh giữa việc bạn chỉ cần mở quyển sách trước mặt ra và đọc với việc phải chạy sang phòng khác để lấy quyển sách đó. Chính vì vậy tốc độ truy xuất dữ liệu của ổ cứng SSD nhanh hơn nhiều so với HDD.

Nếu như trước đây, số tiền dùng để mua ổ cứng SSD cao hơn rất nhiều so với HDD thì hiện nay khoảng cách đã được hạ xuống rất nhiều và không còn quá cao như trước. Ổ cứng HDD sử dụng một chiếc đĩa từ tính để lưu trữ dữ liệu, ở giữa chiếc đĩa là một động cơ quay. Một đầu mảnh sẽ là dụng cụ để HDD có thể đọc và ghi dữ liệu trên đĩa. Một bộ vi mạch ở ngoài sẽ có nhiệm vụ điều khiển đầu mảnh đọc ghi vào đúng vị trí trên đĩa từ khi nó đang quay (tốc độ thường là 5400 hoặc 7200 vòng/phút) và tiến hành giải mã các tín hiệu. Ổ cứng SSD lại có cấu tạo hoàn toàn khác biệt với ổ cứng HDD. SSD là một bo mạch được gắn chip nhớ có khả năng lưu trữ dữ liệu lâu dài mà không bị mất khi ngắt nguồn điện. Bộ điều khiển SSD ngoài nhiệm vụ giải mã dữ liệu còn có công dụng điều khiển chip nào sẽ được dùng trong mỗi lần transfer data do chip nhớ sẽ chết sau số lần đọc ghi nhất định.

Vậy bạn nên dùng ổ cứng HDD khi:

  • Giá thành của những ổ cứng SSD có dung lượng lớn quá cao
  • Bạn là người làm trong lĩnh vực đồ họa và cần không gian lưu trữ lớn 
  • Người dùng phổ thông

Nên dùng ổ cứng SSD khi 

  • Với ưu điểm đảm bảo sự an toàn cho dữ liệu trong tình trạng rung lắc tốt hơn. Bạn nên chọn ổ cứng SSD nếu công việc hay phải di chuyển.
  • Người làm lĩnh vực đồ hoạ, kỹ sư cần tốc độ xử lý dữ liệu cao. Như trên là lời khuyên những người thuộc nhóm trên nên sử dụng ổ cứng HDD cho phần lưu trữ. Để tối ưu nhất, bạn có thể dùng ổ cứng SSD để xử lý và HDD để lưu trữ để có thể vừa đảm bảo lưu trữ và đảm bảo tốc độ tiến trình làm việc. 
  • Người không thích tiếng ồn

Hy vọng những chia sẽ trên, iRecovery đã giúp bạn có được câu trả lời cho mình. 

icon-messenger
icon-zalo
icon-call