Trong nhiều năm trở lại đây, ổ cứng SSD đã dần vượt trội hơn so với ổ HDD truyền thống cả về tốc độ lẫn sự gọn nhẹ và hơn hết là mức giá ngày càng phù hợp với người dùng. Tuy nhiên, có nên nâng cấp SSD cho Laptop cũ? Nâng cấp ổ cứng SSD có tác dụng gì hay không là vấn đề rất nhiều người dùng quan tâm đến.
Nâng cấp SSD có tác dụng gì cho thiết bị của người dùng?
Khi bạn hiểu được sự khác nhau giữa 2 thiết bị lưu trữ SSD và HDD sẽ giúp bạn có thêm được những kiến thức hữu ích giải quyết được vấn đề nâng cấp ổ cứng SSD có tác dụng gì.
- Sự thay đổi mà chúng ta có thể thấy đầu tiên là rút ngắn được thời gian khởi động hệ điều hành.
- Khả năng truy xuất dữ liệu cực nhanh: SSD có tốc độ đọc/ghi dữ liệu vượt trội so với HDD do cách thức hoạt động của chip nhớ tốt hơn nhiều so với đĩa từ (đạt đến gần 500 MB/s) và đôi khi vượt cả mức SATA 3 (6Gbps). Trong khi chip nhớ khởi động lên là có thể làm việc ngay thì đĩa từ còn cần thời gian để động cơ quay đạt được đúng tốc độ.
- Nạp chạy các phần mềm nhanh chóng: Bạn thực hiện cài đặt các chương trình, phần mềm cũng nhanh chóng hơn, nhất là những ai có ý định cài hệ điều hành Windows mới thấy rõ điều này. Nếu bạn có dùng các phần mềm xử lý video, hình ảnh như Photoshop hay Premiere,… thì việc mở phần mềm so với ổ HDD sẽ nhanh hơn rất nhiều. Nếu là ổ HDD mất khoảng hơn 1 phút thì mới có thể khởi động thì với ổ SSD sẽ chỉ tính theo giây, khoảng 5 – 10 giây gì đó mà thôi.
- Bảo vệ dữ liệu cực tốt, khả năng chống sốc cao: HDD không xử lý dữ liệu khi hệ thống bị tắt. Ngược lại, SSD vẫn có thể lưu dữ liệu trên một con chip tích hợp nếu trong trường hợp thiết bị vô tình bị ngắt.
- Có độ bền và khả năng chống sốc tốt. Cụ thể, cấu tạo thể rắn cùng các chip nhớ được gắn trực tiếp lên bo mạch chủ giúp ổ SSD có độ bền tốt hơn (trung bình từ 10-15 năm), hạn chế được tình trạng mất ổn định giống như ổ HDD nếu có va chạm.
- Hoạt động không tiếng ồn, tản nhiệt hiệu quả và mát
- Băng thông truyền tải dữ liệu lớn: giúp tăng khả năng làm việc của máy tính.
>> Tham khảo thêm: So sánh SSD và HDD
Câu trả lời là nên nâng cấp ổ cứng SSD cho laptop. Trước hết ổ cứng này khá gọn nhẹ, rất khó bị hỏng khi di chuyển hay va đập bởi khả năng chống sốc tuyệt vời. So với HDD thì đây là ưu điểm đầu tiên khiến người dùng muốn nâng cấp SSD cho thiết bị mình đang sử dụng. Việc mất dữ liệu lưu trữ không còn là nỗi lo thường trực khi chẳng may máy tính có bị rơi vỡ, mang lại cảm giác an tâm cho khách hàng khi sử dụng.
Việc nâng cấp SSD có thể cải thiện được tốc độ của thiết bị. Tuy nhiên, người dùng cần kiểm tra và chú trọng đến chuẩn SATA của thiết bị là SATA I, SATA II hay SATA III.
- Cổng SATA I: Trong trường hợp thiết bị của bạn có cổng SATA I thì bạn không nên nâng cấp SSD vì tốc độ của cổng SATA I chỉ có 1.5Gb/s (khoảng 150MB/s) nếu thay SSD tốc độ của bạn cải thiện không đáng kể vì SSD lúc này chỉ nhanh gấp rưỡi ổ HDD.
- Cổng SATA II: Nếu như thiết bị của bạn là cổng SATA II thì bạn nên nâng cấp SSD vì lúc này tốc độ của SATA II là 3Gb/s (Khoảng 300MB/s) nhanh hơn HDD khoảng 3 lần.
- Cổng SATA III: Trường hợp máy bạn tuy cũ nhưng có cổng SATA III thì đừng ngần ngại mà nâng cấp SSD ngay thôi vì với tốc độ 6Gb/s (Khoảng 600MB/s) ổ SSD của bạn đã nhanh hơn khoảng 5-6 lần so với HDD.
>> Tham khảo thêm: Khả năng phục hồi dữ liệu trên ổ cứng SSD
- Ổ cứng HDD đã cũ và bắt đầu có hiện tượng kêu và nhanh nóng hơn so với trước đây.
- Máy tính thông báo lỗi: “Non-system disk or disk error…”
- Máy tính báo lỗi ổ cứng Bad sector.
- Máy tính không khởi động được do ổ cứng bị hỏng, từ đó nó không thể nạp hệ điều hành khi mở máy.
- Bạn không cài được ứng dụng hoặc hệ điều hành vì ổ cứng bị rung lắc dẫn tới bề mặt đĩa bị ma sát với kim từ quá mạnh, gây lỗi và mất dữ liệu hệ điều hành.
- Bạn muốn tăng tốc máy tính, khởi động và truy xuất dữ liệu nhanh hơn.
Nếu như bạn gặp vấn đề về dữ liệu và cần khôi phục dữ liệu hiệu quả và an toàn, gọi ngay Hotline: 0969 631 037 hoặc đến Trung tâm phục hồi dữ liệu iRecovery để được tư vấn và kiểm tra thiết bị hoàn toàn MIỄN PHÍ. Tại đây, iRecovery sẽ có những phương pháp sửa chữa và cứu dữ liệu phù hợp theo tình trạng lỗi mà thiết bị lưu trữ đang gặp phải.